Tủ điện là một thiết bị không thể thiếu trong những công trình công nghiệp và dân dụng như là: Trạm điện, nhà máy, tòa nhà , bệnh viện , trường học, sân bay,… thiết bị này có chức năng giúp cho hệ thống vận hành một cách dễ dàng, giúp bảo vệ thiết bị một cách an toàn hơn cho người vận hành cũng như toàn hệ thống điện. Vậy quy trình sản xuất tủ điện thế nào và phân loại vỏ tủ điện ra sao thì bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu thêm về sản phẩm này.
Để có thể hiểu hơn thì đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm tủ điện. Tủ điện là một thành phần chính trong hệ thống phân phối điện và được lắp đặt sau trạm biến áp ở trong các nhà máy, công trình. Tủ điện thường chứa các thiết bị điện như là máy cắt ACB, aptomat, contactor, rơle, biến tần,.. tủ điện có chức năng giúp bảo vệ, giám sát, phân phối điện cũng như điều khiển máy móc công nghiệp, hệ thống chiếu sáng, điều hòa cùng với các thiết bị dân dụng khác.
Vỏ tủ điện là một bộ phận đóng vai trò quan trọng không thể thiếu đối với hệ thống điện của các công trình công nghiệp hay dân dụng. Nó được sử dụng rộng rãi trong cả trạm biến áp và nhà máy điện, các hệ thống phân phối truyền tải đến người tiêu thủ điện. Vỏ tủ điện được xem như là một ngôi nhà sắp xếp các linh kiện, thiết bị hợp lý. Ngoài ra thì vỏ tủ điện còn đảm bảo an toàn cho các thiết bị phía trong.
Đối với vỏ tủ điện công nghiệp là sản phẩm chuyên biệt người sử dụng cũng không cần thiết phải tìm hiểu về quy trình sản xuất bởi vì khi có nhu cầu thì chỉ cần cung cấp thông số thì xưởng sẽ tiến hành sản xuất, gia công vỏ tủ điện theo yêu cầu của bạn. Vỏ tủ điện công nghiệp thường được thiết kế và sản xuất dựa theo tiêu chuẩn tủ điện công nghiệp, nhằm đảm bảo các tiêu chí về độ bền, độ chính xác trong các môi trường khác nhau.Vỏ tủ điện công nghiệp thường rất lớn với hệ thống mạch điều khiển rất phức tạp.
Sau đây là các bước sản xuất tủ điện với các công đoạn tại nhà máy sản xuất:
Đây là bước khởi đầu cũng là khâu quan trọng nhất, bởi vì tất cả ý tưởng của khách hàng đều được tổng hợp lại để lên ý tưởng thiết kế sao cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Khi đã lên được bản vẽ xong thì cần phải thống nhất với khách hàng để hai bên ký kết bản hợp đồng phê duyệt bản vẽ đưa vào quy trình sản xuất.
Khi thiết kế bản vẽ chúng ta dùng phần mềm solidworks hoặc inventor, autocad… để dựng lên bản vẽ 3D và bản vẽ triển khai sản xuất. Kỹ sư thiết kế cần phải đảm bảo bản vẽ một cách chính xác nhất. cần ghi chú đầy đủ các chi tiết để khi sản xuất không bị nhầm lẫn và sai sót.
Nếu như khâu thiết kế là quan trọng nhất thì khâu gia công cơ khí cũng quan trọng không kém, khi thành phẩm xuất hay đẹp, có chuẩn xác hay không thì là ở giai đoạn này. Để có được thành phẩm đẹp và chuẩn xác nhất thì các bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Khi nhập tôn đầu vào cần phải kiểm tra thật kỹ độ dày của tôn cũng như các kích thước dài rộng… cần phải đúng và đủ tiêu chuẩn. Đảm bảo mặt tôn đẹp, không bị cong vênh, lượn sóng để không bị ảnh hưởng đến mặt cánh của sau khi chấn gấp.
Vì yêu cầu sản phẩm phải có độ chính xác cao nên khâu bột, cắt laser các lỗ khoét mặt cánh tủ cũng như là các vị trí liên kết đã được thiết kế sẵn không được sai lệch. Chỉ cần một chút sai sót nhỏ thì cả tấm tôn sẽ phải bỏ đi sẽ làm ảnh hưởng tới tiến độ và chi phí sản xuất.
Sản phẩm tủ điện được định hình bởi khâu chấn gấp. Công đoạn này yêu cầu thợ cần phải có hiểu biết đọc được bản vẽ thiết kế tốt, cần có một tư duy cao để biết được công đoạn nào nên làm trước, công đoạn nào nên làm sau. Tránh việc gắp sai hay ngược chiều khiến cho việc lắp ghép không thể thực hiện được. Nên in bản vẽ 3D ra để cho thợ nhìn và hình dung một cách dễ dàng hơn không bị nhầm lẫn.
Giai đoạn hàn, mài lắp ghép sản phẩm. Khi hàn mài xong các bạn cần kiểm tra các chi tiết lắp ghép xem chính xác chưa, nếu chưa chính xác cần phải kiểm tra lại xem vấn đề sai ở đâu để có thể chỉnh sửa một cách kịp thời.
Sơn một lớp sơn tĩnh điện lên vỏ tủ điện giúp cách điện, hạn chế tối đa các sự cố rò rỉ điện, giúp chống bị oxi hóa, chống tình trạng rỉ sét tốt, với công nghệ tỉnh điện trong vỏ tủ điện được sử dụng chất liệu sơn bột cùng với việc kết hợp với bề mặt của vỏ tủ tạo nên một lớp sơn bề mặt bám rất chắc giúp bảo vệ vỏ tủ bền lâu hơn. Bảo vệ tủ điện bền lâu hơn là điều mà người dùng cần nhất khi lựa chọn.
Sau khi gia công và sơn xong thì đến khâu lắp ráp các chi tiết lại với nhau nhờ các con bulong, ecu, khóa, bản lề… Các chi tiết cần được liên kết lại với nhau dựa theo bản vẽ, người thợ cần phải nắm vững được bản vẽ để lắp đặt tránh bị sai sót. Cần hoàn thiện sản phẩm một cách chính xác nhất.
Sau khi lắp xong phần cơ khí thì vỏ tủ điện công nghiệp sẽ được bàn giao lại cho xưởng đấu nối điện và hoàn thiện tủ điện theo sơ đồ thiết kế mạch điện.
Các tủ điện được sử dụng một cách rộng rãi trên thị trường chính vì thế chúng được phân thành nhiều loại khác nhau. Sau đây là các loại vỏ tủ điện trên thị trường:
Tùy vào vật liệu làm nên vỏ tủ hay nhu cầu sử dụng thì có những loại vỏ tủ điện thông dụng sau đây:
Vỏ tủ điện inox 304 có rất nhiều ưu điểm vượt bậc hơn so với các tủ điện được làm bằng chất liệu thông thường. Inox có tác dụng chống gỉ, không bị ăn mòn dẫn đến khả năng bảo vệ tốt hơn. Tủ điện inox 304 với nhiều kích cỡ khác nhau. Đây là dòng sản phẩm được nhiều khách hàng đánh giá
Vỏ tủ điện sắt là loại tủ điện thường được sử dụng ở trong nhà, với độ cứng và độ bền cao. Cùng với giá thành rẻ, có chất lượng tốt rất phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng. Kích thước và thiết kế phụ thuộc vào vị trí đặt tủ điện.
Đây là loại tủ điện được làm bằng nhựa cao cấp và vô cùng chắc chắn. Với nguyên liệu bằng nhựa giúp chống thấm, chống giật cực tốt, tránh sự tác động của thời tiết.
Tủ điện bằng nhựa giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đảm bảo các thiết bị điện cũng như các mạch điện bên trong từ các yếu tố bên ngoài. Có giá thành rẻ hơn các loại khác giúp khách hàng tiết kiệm được khá nhiều chi phí nếu như công trình lớn.
Tủ điện nhựa rất đa dạng trên thị trường hiện nay như là: Vỏ tủ điện nhựa ( 30 x 40 x 20 cm), vỏ tủ điện nhựa ( 20 x 30 x 16 cm) vỏ tủ điện nhựa ngoài trời, vỏ tủ điện nhựa abs. Đây là dòng sản phẩm được đánh giá cao về chất lượng cũng như giá thành với công nghệ sản xuất hiện đại dựa theo dây chuyền
Đây là dòng sản phẩm được sử dụng để bảo vệ các thiết bị như là: ổ cắm, cầu giao, biến áp, đồng hồ đo điện, bộ điều khiển… tại những công trình dân dụng. Vỏ tủ điện gia đình có 2 loại:
Hai loại tủ điện này đều được sử dụng với mục đích là giúp cách lý các thành phần nguy hiểm với người vận hành nhằm đảm bảo được tính linh hoạt trong vấn đề điều khiển cũng như quan sát và điều chỉnh thiết bị.
Với loại tủ điện nhỏ hiện nay trên thị trường được dùng khá phổ biến tại các công ty, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với thiết kế vô cùng nhỏ gọn, đơn giản, có tính thẩm mỹ cao và vô cùng linh hoạt.
Tủ điện nhỏ được dùng để lắp các thiết bị như aptomat, biến áp, cầu dao,.. thích hợp với việc treo tường giúp tiết kiệm không gian. Vỏ tủ điện nhỏ có kích thước bé hơn nhiều so với vỏ tủ điện công nghiệp.
Đây là sản phẩm nhằm bảo vệ các thiết bị điện khỏi các tác động của môi trường bên ngoài, Vỏ tủ điện composite được sản xuất dựa trên công nghệ ép nóng đúc khuôn. Sản phẩm này được tạo ra nhờ công nghệ tiên tiến để đúc vỏ bọc của nó.
Đây là dòng sản phẩm cao cấp nhất trên thị trường hiện nay. Với ưu điểm vượt bặc là khả năng thích ứng tốt với các loại môi trường và chống gỉ, mài mòn, thích hợp cho đặt ở ngoài trời. Đặc biệt hơn nữa là vỏ tủ điện composite có mẫu mã đẹp và tuổi thọ cao tạo nên giá thành cao.
Vỏ tủ sơn tĩnh điện có nhiều loại mẫu mã và kiểu dáng khác nhau vô cùng đa dạng, với vật liệu bằng kim loại chắc, bền và đẹp mắt. Nhờ có lớp sơn tĩnh điện mà loại vỏ tủ này có độ bền cao hơn, mịn và có bề mặt sáng hơn giúp kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm
Loại tủ điện này thường được đặt ở ngoài trời, đây là dòng sản phẩm phải chịu hoàn toàn tác động trực tiếp của yếu tố bên ngoài. Với đặc điểm của nó giúp thích nghi với nhu cầu của việc lắp đặt ở ngoài trời đó là chân đế cao đặt trên nền và có tai treo cùng với mái dốc rất phù hợp với việc đặt ngoài trời.
Được lắp chủ yếu ở trong nhà, vỏ tủ điện trong nhà thường có chân đế nhằm đặt được trên sàn nhà hoặc có thể áp treo trên tường. Vì là tủ điện ở trong nhà nên được thiết kế các lỗ nhỏ trên võ giúp thông thoáng và có tính thẩm mỹ cao.
Vỏ tủ điện âm tường khác với những loại vỏ tủ điện ở trên, nó được lắp đặt vào các vách tường. Tủ điện âm tường được thiết kế nhiều kích thước khác nhau.
Bài viết trên đã giới thiệu một cách tổng quát về quy trình sản xuất tủ điện cũng như là các loại tủ điện thường dùng. Hy vọng bài viết trên giúp các bạn hiểu thêm về tủ điện và vỏ tủ điện để có thể lựa chọn cho mình cũng như gia đình loại tủ điện phù hợp nhất.